Gãy ngón chân có triệu chứng gì, điều trị thế nào?

Gãy ngón chân là một chấn thương phổ biến, thường xảy ra do làm rơi vật gì đó xuống chân hoặc làm ngón chân bị vấp.

Gãy ngón chân có triệu chứng gì, điều trị thế nào?
Gãy ngón chân

Thông thường, việc điều trị ngón chân bị gãy được thực hiện bằng việc băng nó vào ngón chân bên cạnh. Nhưng nếu chỗ gãy xương nghiêm trọng – đặc biệt là ở ngón chân cái – thì bạn cần phải bó bột, hoặc thậm chí là phẫu thuật để vết thương lành hẳn.

Trong hầu hết các trường hợp, ngón chân gãy đều liền lại tốt, thường trong vòng 4 đến 6 tuần. Tuy nhiên, đôi khi ngón chân gãy có thể bị nhiễm trùng. Ngoài ra, vết gãy có thể làm tăng nguy cơ bị viêm xương khớp ở ngón chân đó trong tương lai.

Triệu chứng khi gãy ngón chân

Các dấu hiệu và triệu chứng của ngón chân bị gãy bao gồm:

  • Đau
  • Sưng tấy
  • Thay đổi màu da do bầm tím hoặc chảy máu dưới da

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ nếu cơn đau, sự sưng tấy và thay đổi màu da kéo dài hơn một vài ngày, hoặc nếu vết thương ảnh hưởng đến việc đi lại hoặc mang giày.

Nguyên nhân khiến ngón chân bị gãy

Làm rơi vật nặng xuống chân và vấp ngón chân vào vật cứng là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến ngón chân bị gãy.

Biến chứng

Các biến chứng từ việc gãy ngón chân có thể bao gồm:

  • Nhiễm trùng. Nếu phần da gần ngón chân bị thương bị cắt thì nguy cơ nhiễm trùng xương sẽ tăng lên.
  • Viêm xương khớp. Kiểu viêm khớp do hao mòn này có nhiều khả năng xảy ra khi chỗ gãy ảnh hưởng đến một trong các khớp ngón chân.

Chẩn đoán

Trong quá trình khám sức khỏe, các bác sĩ thường kiểm tra các vùng bị đau ở ngón chân. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra vùng da xung quanh vết thương để đảm bảo rằng nó không bị đứt và ngón chân vẫn nhận được dòng máu và tín hiệu thần kinh.

Chụp X-quang bàn chân có thể xác nhận ngón chân bị gãy.

Điều trị gãy ngón chân

Thuốc

Bạn thường có thể kiểm soát cơn đau do gãy ngón chân bằng các loại thuốc như ibuprofen (Advil, Motrin IB, những thuốc khác), naproxen sodium (Aleve) hoặc acetaminophen (Tylenol, những thuốc khác) mà bạn có thể mua mà không cần bác sĩ kê đơn. Nếu bị đau dữ dội, bạn có thể cần dùng thuốc giảm đau theo toa.

Nắn chỉnh

Nếu các mảnh xương gãy không khít lại với nhau, bác sĩ sẽ cần phải di chuyển các mảnh xương trở lại vị trí cũ. Việc này được gọi là nắn chỉnh xương. Nó thường được thực hiện mà không cần cắt da. Việc chườm đá hoặc tiêm thuốc tê sẽ làm tê ngón chân.

Giữ cho ngón chân không dịch chuyển

Để chữa lành, xương gãy không được di chuyển để các đầu xương có thể liền lại với nhau. Các biện pháp bao gồm

  • Băng bó ngón chân. Đối với một vết nứt đơn giản ở bất kỳ ngón chân nhỏ nào, bạn có thể chỉ cần băng bó ngón chân bị thương vào ngón bên cạnh. Ngón chân không bị thương hoạt động như một cái nẹp. Việc đặt một miếng gạc hoặc nỉ giữa các ngón chân trước khi băng có thể ngăn ngừa đau nhức da.
  • Đi dép đế cứng. Sau khi phẫu thuật, bác sĩ có thể đề xuất một đôi dép có phần đáy cứng và phần trên mềm, được đóng lại bằng các dải vải. Kiểu dép này có thể ngăn ngón chân dịch chuyển và tạo thêm khoảng trống cho chỗ sưng tấy.
  • Bó bột. Nếu các mảnh xương của ngón chân bị gãy không khít lại với nhau, bạn cần bó bột.

Phẫu thuật

Trong một số trường hợp, bác sĩ phẫu thuật có thể cần sử dụng ghim, tấm hoặc đinh vít để giữ xương cố định trong quá trình xương liền lại.

Chăm sóc tại nhà

Nhấc bàn chân lên và chườm đá có thể giúp giảm sưng và đau. Khi có thể, hãy giơ chân lên để vết thương cao hơn tim. Nếu bạn chườm đá lạnh, hãy bọc đá trong một chiếc khăn để nó không chạm vào da. Mỗi lần chườm trong khoảng 15 phút, nghỉ ít nhất 20 phút trước khi chườm lại.

Bài viết liên quan

Bài viết mới nhất